Bỏ qua để đến Nội dung

Người mắc hội chứng ống cổ tay nên ăn gì và kiêng ăn gì ?

Người mắc hội chứng ống cổ tay nên ăn gì và kiêng ăn gì ?


Ngày nay, bệnh hội chứng ống cổ tay rất phổ do tính chất công việc phải lặp đi lặp lại ảnh hưởng nhiều đến cổ tay. May mắn thay, các triệu chứng và cơn đau có thể giảm hoặc chữa khỏi bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh thói quen hoặc hoạt động làm việc.


Vậy người mắc hội chứng ống cổ tay nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau hết bệnh? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.




Người mắc hội chứng ống cổ tay nên bổ sung thực phẩm gì?

Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe có thể giúp giảm các triệu chứng hoặc thậm chí ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay.

Thực phẩm chứa axit béo omega-3


Axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm và bảo vệ thần kinh. Một nghiên cứu nhỏ năm 2020 cho thấy axit béo omega-3 làm giảm tê và đau do hội chứng ống cổ tay gây ra. Thực phẩm chứa axit béo omega-3 bao gồm:

► Cá hồi

► Cá thu

► Cá trích

► Hàu

► Dầu gan cá tuyết


Ớt chuông đỏ

Các loại rau có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như ớt chuông đỏ được biết là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm rất tốt để hạn chế tình trạng của bệnh hội chứng ống cổ tay


Quả óc chó

Quả óc chó là một nguồn tuyệt vời của loại axit béo omega-3 thứ ba – ALA. Giống như DHA và EPA, ALA, quả óc chó cũng có tác dụng giảm viêm trong cơ thể và giúp giảm các triệu chứng hội chứng ống cổ tay.

Ngoài ra, hạt lanh và hạt chia cũng chứa nhiều ALA có thể làm giảm chứng viêm rất hữu hiệu.


Quả dứa

Dứa là loại quả có có khả năng ngăn ngừa các triệu chứng hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân là do dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain, cùng với chất chống oxy hóa có thể phá vỡ chứng viêm, giúp giảm sưng. Ngoài ra, trong dứa cũng giàu vitamin giúp hoạt động như một chất hỗ trợ tiêu hóa, để chống lại chứng viêm.


Nghệ

Loại gia vị đặc biệt này có chứa hóa chất chống viêm gọi là curcumin, có thể giúp giảm đau. Sử dụng phổ biến trong nước sốt cà ri, trộn vào món cơm thập cẩm, thêm vào hỗn hợp chà bông cho thịt nướng, gà hoặc cá,…. Đặc tính chống viêm được tăng cường khi sử dụng kết hợp với tiêu đen và gừng. Người mắc hội chứng ống cổ tay nên dùng nghệ để hạn chế tình trạng bệnh tái phát.


Rau bina (cải bó xôi)

Theo một số nghiên cứu, những người bị hội chứng ống cổ tay có thể thấy thuyên giảm khi bổ sung vitamin B6 như một liệu pháp bổ sung. Vitamin này được tìm thấy dồi dào trong rau bina.

Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin E, carotenoid và flavonoid, một chất có khả năng chống ung thư, chống viêm, ngăn ngừa mắc hội chứng ống cổ tay rất hiệu quả.


Các loại thực phẩm cần tránh khi mắc hội chứng ống cổ tay

Ngoài các nguyên nhân nội sinh gây bệnh như di truyền, thời gian thai kỳ, rối loạn tự miễn dịch,… thì yếu tố viêm cũng đóng một vai trò quan trọng trong các triệu chứng đau do hội chứng ống cổ tay gây ra.

Viêm là một quá trình tự nhiên trong cơ thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị thương và nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng viêm mãn tính có thể là nguyên nhân khiến tình trạng hội chứng đường hầm cổ tay trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng phản ứng viêm của cơ thể mà bạn nên tránh dùng.


Tinh bột và đường tinh chế

Tinh bột đã qua tinh chế còn được gọi là cacbohiđrat đơn, hay đơn giản là “carbs xấu”. Chúng bao gồm các loại ngũ cốc đã bị loại bỏ chất xơ, chất dinh dưỡng và cám, thường có trong các món tráng miệng và nước ngọt. Đường đơn làm tăng bọng mắt và sưng tấy, đồng thời gây ra các vấn đề về trao đổi chất, có thể là nguyên nhân gây rối loạn tự miễn dịch làm trầm trọng hội chứng đường hầm cổ tay.


Một số tinh bột và đường tinh chế bao gồm:

• Ngũ cốc ăn sáng có đường

• Các loại thực phẩm làm từ bột mì trắng (bánh mì, mì,…)

• Gạo trắng

• Kem

• Bánh ngọt

• Kẹo ngọt

 

Thực phẩm chế biến sẵn

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng mức độ protein chống viêm, được gọi là cytokine. Các loại đồ ăn đóng hộp như cá hộp, thịt họp, cà chua đóng họp,… nên hạn chế dùng vì đây là thực phẩm thúc đẩy quá trình viêm, có thể làm cho hội chứng ống cổ tay trở nên tồi tệ hơn.

 

Gia vị mặn

Muối có thể gây giữ nước, gây sưng tấy dẫn đến áp lực không mong muốn lên dây thần kinh giữa. Để điều trị bệnh ống cổ tay tại nhà, cần tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao và nhiều muối. Thực phẩm chế biến và đóng gói là những thủ phạm đặc biệt trong lĩnh vực này. Cân nhắc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như khoai tây chiên, thịt đóng hộp và thịt khô. Bạn cũng nên hạn chế lượng muối ăn cho vào thực phẩm trong khi nấu ăn hoặc tìm kiếm các chất thay thế ít natri hơn cho các bữa ăn của mình.


Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có liên quan đến việc tăng phản ứng viêm, đặc biệt là ở những người có trọng lượng cơ thể cao. Mặc dù ăn những loại thực phẩm này một cách điều độ sẽ tốt cho cơ thể, tuy nhiên người bệnh nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa khi điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà. Những thực phẩm cần tránh đối với hội chứng ống cổ tay bao gồm:

• Bắp rang bơ

• Bánh kem

• Thịt bò, thịt lợn và các loại thịt chế biến sẵn

• Bơ thực vật

• Rượu bia

• Uống quá nhiều đồ uống có cồn làm tăng sưng tấy và giảm hiệu quả hấp thu của các vitamin B cần thiết cho việc chữa bệnh, đặc biệt chúng có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể.

• Một Nghiên cứu năm 2018 phát hiện ra rằng uống quá nhiều trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ống cổ tay.

• Uống nhiều rượu bia khiến cơ thể giảm hấp thụ vitamin B cần thiết để chữa bệnh


Đồ chiên rán

Thực phẩm chiên rán thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa và muối, như các thực phẩm đã nói trên, các chất này có hại cho người đang mắc hội chứng ống cổ tay do có nguy cơ cao làm tăng tình trạng sưng, viêm. Chúng bao gồm thức ăn nhanh, chẳng hạn như khoai tây chiên, gà rán và xiên que.


Các cách khác để giảm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho hội chứng ống cổ tay có thể hữu ích để giảm đau và giảm sưng. Chúng bao gồm:

• Uống thuốc chống viêm không kê đơn

• Giảm các chuyển động lặp đi lặp lại đòi hỏi phải gập cổ tay (đánh máy, sử dụng chuột máy tính, viết tay, lái xe đường dài,…)

• Dùng kem bôi steroid hoặc capsaicin.

• Không bẻ cổ tay và cố gắng giữ nó ở tư thế thẳng

• Massage tay thường xuyên

• Đeo nẹp hoặc nẹp cổ tay

• Châm cứu chữa hội chứng ống cổ tay

• Tập vật lý trị liệu

 

Bất cứ khi nào có thể, hãy tìm cách bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa từ thực phẩm tươi nguyên chất cùng với những loại thức ăn chứa vitamin B6 và axit béo omega-3 nhằm giúp giảm viêm và giảm thiểu tình trạng đau ống cổ tay.

Một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dưỡng chất, kết hợp với những phương pháp khắc phục tại nhà mà chúng tôi gợi ý có thể giúp đề phòng và làm giảm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay một cách hiệu quả mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, để khắc phục được căn bệnh này một cách tốt nhất, bạn nên hỏi qua ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để được chỉ định xây dựng một chế độ ăn phù hợp và phương pháp điều trị đúng cách nhé.



Hội chứng Ống Cổ Tay là gì? | Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị