Bỏ qua để đến Nội dung

Có nên tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân loãng xương?

Có nên tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân loãng xương?

Tổng quan về bệnh loãng xương

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:

•           Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.

•           Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới, đặc biệt là khi sắp bước vào giai đoạn mãn kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt.

•           Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ.

•           Tác dụng phụ của thuốc.

•           Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động.

•           Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho tới khi xương trở nên yếu, dễ gãy sau các sang chấn nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Vậy những triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?

•           Đau tại cột sống, thắt lưng hay hai bên liên sườn: Làm ảnh hưởng tới dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ trở nên nặng hơn khi vận động mạnh hay bất ngờ đổi tư thế.

•           Giảm mật độ xương: Người bệnh thường đau theo cơn ở vùng lưng, giảm chiều cao, bị gù lưng và dáng đi lom khom.

•           Đau tại vùng xương chịu trọng lực của cơ thể: Người bệnh thường đau âm ỉ kéo dài, cơn đau sẽ tăng dần khi vận động, di chuyển.

Vai trò của vật lý trị liệu cho bệnh nhân loãng xương  

Trong vật lý trị liệu có rất nhiều vai trò và tác dụng tốt cho bệnh nhân bị bệnh loãng xương.

•           Cải thiện và phục hồi khả năng vận động, liệt hoặc phẫu thuật, cho phép bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.

•           Vật lý trị liệu thường xuyên không chỉ giúp chữa bệnh loãng xương, mà nó cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác.

•           Hỗ trợ giảm đau và giúp người bệnh giảm dần việc sử dụng thuốc điều trị để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.

•           Tránh nguy cơ phẫu thuật đau đớn.

Các hình thức, kỹ thuật trong vật lý trị liệu cho bệnh nhân loãng xương:

Vật lý trị liệu có nhiều dạng / kỹ thuật, nhưng được chia thành hai hình thức chính, đó là:

•           Vật lý trị liệu thụ động: Bao gồm trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng ánh sáng hay bằng nước, kích thích điện, sóng âm,điều trị bằng siêu âm, xoa bóp hay nắn bằng tay,… nhằm giải phóng áp lực chèn ép rễ thần kinh và đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương.

•           Vật lý trị liệu tích cực: Các bài tập được thiết kế để thực hiện với các dụng cụ đi kèm hoặc các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe …

Tại sao người bệnh nên cần có nhà vật lý trị liệu?

Tập thể dục thường xuyên và có mục tiêu là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa cũng như quản lý được bệnh loãng xương.

Vậy tại sao bạn nên cần một nhà vật lý trị liệu để giúp điều trị bệnh loãng xương? Làm việc với một nhà trị liệu vật lý có thể giúp bạn:

•           Tập được tư thế đúng.

•           Ngăn ngừa bệnh loãng xương thêm.

•           Giảm đau và ngăn ngừa đau nhức hiệu quả.

•           Cải thiện sự cân bằng của bạn.

•           Kéo căng và tăng cường cơ bắp.

Các bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân loãng xương:

Các bài tập mà nhà trị liệu vật lý sẽ chỉ định phụ thuộc vào một số yếu tố. Trong đó, kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm:

•           Bài tập để cải thiện tư thế của bạn.

•           Bài tập về giữ thăng bằng.

•           Các bài tập để cải thiện sự liên kết trong các hoạt động hàng ngày.

•           Cử tạ, mức tạ sẽ được căn chỉnh phù hợp.

•           Các bài tập để nâng cao sức đề kháng như: Chống đẩy, ngồi xổm hoặc tư thế yoga.

•           Các bài tập chịu được sức nặng như: Đi bộ, khiêu vũ hoặc leo cầu thang.

Vừa rồi là tất cả những thông tin cơ bản về phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân loãng xương. Để đạt được hiệu quả trong việc điều trị, bệnh nhân cần tìm đến một cơ sở thăm khám uy tín và được chữa trị bởi bác sĩ có tay nghề cao.

 

Top 10 địa chỉ khám chữa bệnh Gout (Gút) tốt và uy tín nhất TP.HCM và Hà Nội