Bỏ qua để đến Nội dung

Bệnh trầm cảm – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh trầm cảm – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo các bệnh lý về thần kinh như trầm cảm ngày gia tăng. Nguyên nhân do áp lực, stress và rối loạn tâm trạng lâu ngày không được giải tỏa. Bệnh trầm cảm không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống gia đình và làm tăng gánh nặng cho xã hội.

Do đó, bài viết này sẽ mang đến thông tin kiến thức về bệnh trầm cảm mà bạn có thể tìm hiểu để có nhận thức về bệnh lý này nhằm thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm được xếp vào chứng bệnh tâm thần học, là một dạng của rối loạn tâm trạng do rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Người mắc bệnh sẽ có cảm giác buồn bã, chán nản hoặc tức giận, tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, biểu hiện. Từ đó gây cản trở và làm giảm khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Để được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, các triệu chứng phải xuất hiện ít nhất hai tuần.

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Một người được xác định đang gặp phải chứng trầm cảm phải có ít nhất trọng hai triệu chứng cốt lõi là:

·        Mất dần và không còn động lực, hứng thú trong hầu hết các hoạt động, kể cả những sở thích của bản thân trước đây.

·        Tâm trạng buồn bã kéo dài (ít nhất hai tuần), có (hoặc không) triệu chứng dễ xúc động, khóc.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm:

·        Không kiểm soát được hành vi (ví dụ: không thể ngồi yên, hay đi lại hoặc cử động vô chủ đích, hoặc giọng nói bị chậm lại).

·        Cảm thấy vô giá trị, thấy tội lỗi, tuyệt vọng

·        Khó tập trung, suy nghĩ hay đưa ra quyết định

·        Thường nghĩ về cái chết và tự tử.

·        Tâm trạng tiêu cực, buồn bã dai dẳng

·        Thay đổi cảm giác thèm ăn – giảm hoặc tăng cân liên tục (không liên quan đến ăn kiêng).

·        Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

·        Mất năng lượng, mệt mỏi kéo dài

Mặc dù những triệu chứng này là phổ biến, nhưng không phải ai mắc trầm cảm cũng có những triệu chứng giống nhau. Mức độ nghiêm trọng, tần suất xảy ra ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.

Trầm cảm khiến người bệnh trở nên khó ngủ hoặc ngủ nhiều làm giấc ngủ bị rối loạn

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý không thể xác định nguyên nhân cụ thể. Các bác sĩ chỉ có thể xác định các yếu tố nguy cơ mắc, nghĩa là dựa trên những gì cá nhân đó đã trải qua để xác định căn nguyên bệnh nằm ở nhóm nào.

Căn nguyên của bệnh thường xảy ra do các yếu tố liên quan đến sinh học (di truyền, rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền ở não), môi trường, tâm lý. Cụ thể bao gồm:

➥ Nồng độ hormone: Những thay đổi về nội tiết tố nữ estrogen và progesterone trong những khoảng thời gian khác nhau như trong chu kỳ kinh nguyệt , thời kỳ hậu sản , tiền mãn kinh hoặc mãn kinh đều có thể là nguyên nhân gây trầm cảm.

➥ Sử dụng chất kích thích: Việc lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy có thể ảnh hưởng đến nguy cơ trầm cảm.

➥ Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kiểm soát sinh sản nội tiết tố như corticosteroid và  thuốc đối kháng beta có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

➥Tính cách: Những người có lòng tự trọng thấp, dễ bị căng thẳng lấn át hoặc bi quan thường có nhiều khả năng bị trầm cảm.

➥ Di truyền: Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có người từng bị trầm cảm

➥ Sang chấn tâm lý: Những thay đổi lớn trong cuộc sống, chấn thương tâm lý thời thơ ấu, mắc căng thẳng, áp lực công việc, môi trường sống, áp lực gia đình,… dẫn đến stress và trầm cảm.

Đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh của họ.

 

Phụ nữ có thể bị trầm cảm cao hơn nam giới. Một số đối tượng dễ mắc phải như:

·        Phụ nữ trước hoặc sau khi sinh con (chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các nguyên nhân gây trầm cảm): do có nồng độ hormone cao, kết hợp với việc trẻ quấy khóc nhiều dễ ảnh hưởng đến cảm xúc và khiến họ nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn.

·        Người vừa trải qua một tổn thương thực tổn: chấn thương não,…

·        Học sinh/sinh viên đang chịu nhiều áp lực về học tập, thi cử.

·        Phụ nữ tiền mãn kinh: thay đổi lượng hormone và nội tiết tố khiến cảm xúc thất thường, nhạy cảm và có nguy cơ cao mắc rối loạn cảm xúc.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao do thay đổi nồng độ hormone Estrogen trong các giai đoạn trưởng thành

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm được chẩn đoán dựa trên 3 phương pháp chính là lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt. Từ kết quả của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ và tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

 

Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân khám cận lâm sàng, mục đích là để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh nhằm xác định nhóm nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các khả năng khác.

 

Một số xét nghiệm chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:

 

·        Xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, gan, sinh hóa

·        MRI, CT sọ não

·        Trắc nghiệm tâm lý

·        Điện tim, điện não đồ

Ngoài ra có thể có các xét nghiệm chuyên khoa khác cho những trường hợp đặc biệt.

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa trên thang tiêu chuẩn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM V hoặc theo thang Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)ICD-10 để đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Vì thuộc bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý nên bệnh trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với các nhóm bệnh tâm thần khác (rối loạn lưỡng cực, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt,…)

Bằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như dựa vào các kết quả xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ phân biệt được trầm cảm với các nguyên nhân thực thể và các bệnh tâm thần khác.

 Bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là nhóm bệnh tâm thần. Do đó, bác sĩ cũng sẽ có những kinh nghiệm và cách thức chuyên môn để xác định đúng tình hình của bệnh nhân.

Tác hại của bệnh trầm cảm

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng buông bỏ mọi việc xung quanh, không còn quan tâm, chăm sóc đến bản thân, kể cả ngoại hình bên ngoài lẫn sinh hoạt cơ bản cho thân thể (tắm rửa, vệ sinh cá nhân, chăm sóc da,…).

Tổ chức Y tế Thế giới WHO ghi nhận trầm cảm là căn bệnh phổ biến và là gánh nặng bệnh lý đứng thứ 2 trên thế giới.

Tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm từ bệnh trầm cảm ước tính là 36.000 – 40.000 người (cao gấp 4 lần so với tử vong do tai nạn giao thông).

Con số này có thể coi là một hồi chuông cảnh tỉnh và báo động cho xã hội tuyệt đối không nên xem nhẹ căn bệnh này. Trầm cảm gây nên nhiều hệ lụy khôn lường mà mọi người cần biết để tránh.

 

Từ đó, họ bỏ mặc cơ thể khiến các các tác nhân gây hại từ môi trường dễ xâm nhập vào cơ thể, trong khi đó cơ thể do không được cung cấp đầy đủ chất và chăm sóc tốt khiến các hàng rào miễn dịch bị yếu đi và không chống chọi được, hình thành nên các bệnh lý cấp tính, mãn tính nếu để lâu dài như:

·        Lạm dụng chất kích thích, gây nghiện để tìm cảm giác dễ chịu ngắn hạn.

·        Sa sút trí tuệ, giảm nhạy bén. Có nguy cơ tiến triển bệnh Alzheimer (giảm trí nhớ) giai đoạn sớm.

·        Tư duy tiêu cực kéo dài, tự cô lập bản thân. Có xu hướng bạo lực, tự làm tổn thương bản thân, muốn tìm đến cái chết để giải thoát.

·        Bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư,…

·        Mất ngủ, suy nhược thần kinh

·        Giảm ham muốn tình dục kéo dài

·        Ảnh hưởng đến tinh thần, tư duy

·        Khả năng tập trung ngày càng kém

Làm thế nào để điều trị bệnh trầm cảm?

Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý, hay “liệu ​​pháp trò chuyện”, là một phương pháp được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm nhẹ. Đối với bệnh trầm cảm từ trung bình đến nặng, liệu pháp này thường được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm.

Tâm lý trị liệu tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân gây ra vấn đề về tâm lý bất ổn của người bệnh. Bằng cách dùng ngôn từ trao đổi để chữa lành tổn thương, giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ méo mó, tiêu cực, hướng tới mục tiêu thay đổi suy nghĩ và hành vi để ứng phó với sự việc theo hướng tích cực hơn.

Dùng thuốc

Thuốc theo toa được gọi là thuốc chống trầm cảm có thể giúp thay đổi chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin gây ra trầm cảm. Thông thường, một đợt điều trị thuốc chống trầm cảm có thể mất từ 6 đến 12 tháng, các bác sĩ sẽ giúp bạn giảm liều một cách từ từ và an toàn. Một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ, do đó người bệnh nên đến thăm khám để được chỉ định liệu trình phù hợp.

Lưu ý: Không nên tự ý ngưng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dừng thuốc chống trầm cảm có thể khiến tình trạng “lờn thuốc” xảy ra và khiến bệnh quay trở lại.

 

Châm cứu

Những người bị trầm cảm nhẹ có thể cải thiện sức khỏe của họ bằng liệu pháp bổ sung như châm cứu. Thuật châm cứu có thể kích thích việc sản sinh các chất như dopamine, endorphin và serotonin – giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm xúc của người bệnh.

Châm cứu được xem là liệu pháp chữa rối loạn tâm trạng hiệu quả

Liệu pháp kích thích não

Liệu pháp kích thích não giúp những người bị trầm cảm nặng có thể cải thiện tình trạng. Các loại liệu pháp kích thích não bao gồm liệu pháp điện giật (ECT), kích thích dây thần kinh phế vị (VNS), kích thích từ trường xuyên sọ (TMS).

Các biện pháp tự nhiên:

Tập thể dục, cải thiện lối sống

Đối với nhiều người, tập thể dục thường xuyên giúp tạo ra cảm giác tích cực và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra việc thay đổi lối sống tích cực hơn, thường xuyên ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và tránh uống rượu (chất gây trầm cảm) cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

Thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền được xem là phương pháp khoa học đã được áp dụng phổ biến nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng cách rèn luyện sự tập trung của não bộ vào hơi thở, vào cảm xúc của hiện tại, thiền sẽ giúp bạn chấp nhận và để những suy nghĩ tiêu cực ra đi. Từ đó có thể chữa lành căng thẳng và lo lắng của bạn – nguyên nhân cốt lõi gây ra trầm cảm.

Vitamin D

Theo nhiều nghiên cứu, những người mắc bệnh trầm cảm thường có nồng độ vitamin D thấp hơn so với những người bình thường. Vitamin D có tác dụng chống trầm cảm nhờ các cơ chế như giảm viêm, cải thiện tâm trạng và chống lại chức năng rối loạn nhận thức thần kinh.

Mật ong

Trầm cảm là bệnh lý thần kinh có thể gây ảnh hưởng và xáo trộn đến chu kỳ giấc ngủ, khiến nhịp ngủ thất thường làm người bệnh khó đi sâu vào giấc ngủ. Trong mật ong có chứa hàm lượng tryptophan, một axit amin có tác dụng giúp ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mật ong có vị ngọt, có thể cải thiện tâm trạng và chống lại những cảm xúc tiêu cực do trầm cảm gây nên. Dùng thực phẩm có chứa mật ong có thể giúp thư giãn các dây thần kinh tổn thương, chữa lành căng thẳng,  mệt mỏi của bạn.

Dùng mật ong có thể cải thiện tâm trạng và chữa lành những tổn thương tâm lý do trầm cảm gây ra

Dùng thực phẩm chức năng

Một số người sử dụng các thực phẩm chức năng tự nhiên, chẳng hạn như thuốc thảo dược, để điều trị chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình.

Nhuy hoa nghệ tây

 

Nhụy hoa nghệ tây (saffron) chữa nhiều chất có lợi cho cơ thể, giúp làm tăng nồng độ serotonin – chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng cải thiện tâm trạng. Theo các chuyên gia, việc dùng các thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất từ saffron có khả năng làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm trạng do trầm cảm gây ra với hiệu quả tương đương thuốc chống trầm cảm.

Lưu ý cho người mắc bệnh trầm cảm

❀ Trầm cảm không phải là trạng thái cảm xúc yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

❀ Người mắc bệnh trầm cảm nên tìm kiếm người để trò chuyện vì đây là một trong những cách san sẻ giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực hiện có.

❀ Khi mắc chứng trầm cảm, bạn không nên tự thu mình vào mà hãy tích cực tập luyện thể dục thể thao để xả stress, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

❀ Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe, tâm lý.

 

Hãy nhớ rằng điều quan trọng là bạn phải vượt qua được chính bản thân mình.

Trò chuyện có thể giúp bệnh nhân giải tỏa áp lực và căng thẳng do rối loạn tâm trạng dồn nén lâu ngày

Có thể thấy, trầm cảm chính là mối nguy hiểm thầm lặng mà tất cả mọi người đều cần cảnh giác và quan tâm. Nếu không được điều trị sớm, trầm cảm kéo dài có thể khiến tư duy của một người ngày càng trở nên tiêu cực và méo mó, có thể dẫn đến hậu quả thương tâm là tìm đến cái chết. Do đó, nếu bạn hay người thân đang gặp phải căn bệnh này, hãy liên hệ ngay các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé.

6 Địa Chỉ chữa bệnh trầm cảm uy tín tại TP HCM bạn nên biết