Bỏ qua để đến Nội dung

4 bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay đơn giản mà hiệu quả

4 bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay đơn giản mà hiệu quả

 

Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay sẽ giúp hỗ trợ chữa trị hiệu quả bệnh lý này. Tuy nhiên, việc luyện tập cần được hướng dẫn cụ thể bởi các chuyên gia, bác sĩ trị liệu có chuyên môn để tránh tăng thêm sự tổn thương cho dây thần kinh. Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây. 

 

Tìm hiểu sơ lược về hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là sự chèn ép của dây thần kinh giữa khi nó bắt đầu xâm nhập vào bàn tay. Dây thần kinh trung gian nằm trên lòng bàn tay và cung cấp cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón tay dài và một phần của ngón đeo nhẫn.

Bệnh lý này có thể thường gặp và xảy ra ở một hoặc cả hai tay của bạn.

 

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người bệnh gặp phải hội chứng này. Dưới đây sẽ là một vài nguyên nhân thường gặp:

•           Có chấn thương ở vùng cổ tay

•           Viêm bao hoạt dịch ở khớp cổ tay

•           Phải hoạt động cổ tay liên tục

•           Duỗi cổ tay quá mức

•           Hẹp ống cổ tay bẩm sinh

•           Viêm bao gân gấp không đặc hiệu

•           Phụ nữ có thai ở những tháng cuối

Triệu chứng

Một số triệu chứng mà người bệnh hội chứng ống cổ tay thường gặp, điển hình như:

•           Teo cơ gò mô cái, cử động cầm nắm yếu là dấu hiệu muộn khi dây thần kinh đã bị tổn thương.

•           Đau, tê ở vùng cổ tay và bàn tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Triệu chứng sẽ nặng hơn khi cầm nắm lâu một vật gì đó, hay vận động cổ tay và thường đau nhiều khi về đêm.

 

4 bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay:

Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay mà bạn có thể tham khảo.

Kéo căng, uốn cổ tay

Các bước thực hiện bài tập kéo căng và uốn cổ tay đơn giản như sau:

•           Bước 1: Duỗi thẳng cánh tay và gập cong cổ tay sao cho hướng của các ngón tay hướng xuống dưới.

•           Bước 2: Dùng tay trái nhẹ nhàng kéo kéo bàn tay phải về phía thân người cho đến khi có cảm giác kéo căng ở mặt cánh tay.

•           Bước 3: Giữ yên tư thế kéo căng này trong vòng khoảng 15 giây.

•           Bước 4: Lặp đi lặp lại khoảng 5 lần và thực hiện tương tự với tay bên kia.

Lưu ý:

 Nên thực hiện 5 lần/ngày và mỗi tuần tập từ 5-7 ngày.

 Người bệnh nên tập xuyên suốt trong ngày, đặc biệt là thời điểm trước khi hoạt động tay.

 

Kéo căng, mở rộng cổ tay

Các bước thực hiện bài tập kéo căng và mở rộng cổ tay đơn giản như sau:

•           Bước 1: Duỗi thẳng cánh tay phải ra trước và bẻ cong cổ tay sao cho các ngón tay hướng lên trên như đang làm dấu hiệu dừng lại (Stop).

•           Bước 2: Đặt lòng bàn tay trái ra trước bàn tay phải đang giơ lên. Sau đó, tạo một lực nhẹ để kéo bàn tay phải về phía thân người cho đến khi có cảm giác kéo căng ở dưới cánh tay.

•           Bước 3: Giữ yên tư thế kéo căng này trong vòng khoảng 15 giây.

•           Bước 4: Lặp đi lặp lại khoảng 5 lần và thực hiện tương tự với tay bên kia.

Lưu ý:

 Nên thực hiện 5 lần/ngày và mỗi tuần tập từ 5-7 ngày.

 Người bệnh nên tập xuyên suốt trong ngày, đặc biệt là thời điểm trước khi hoạt động tay.

 

Trượt gân

Bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay này sẽ bao gồm 2 chuỗi thao tác A và B.

Với chuỗi thao tác A, bạn cần thực hiện như sau:

•           Bước 1: Đặt bàn tay trước mặt và giữ cổ tay thẳng, với cổ tay thẳng và các ngón tay hướng lên trên.

•           Bước 2: Gấp các đầu ngón tay xuống thành hình móc câu, các đốt ngón tay hướng lên trên.

•           Bước 3: Giữ bàn tay của bạn sao cho ngón tay cái của bạn nằm ngoài các ngón tay khác của bạn.

Với chuỗi thao tác B, bạn cần thực hiện như sau:

•           Bước 1:  Đặt bàn tay trước mặt, giữ cổ tay thẳng và các ngón tay hướng lên trên.

•           Bước 2: Gập các ngón tay xuống và giữ ngón thẳng như tạo thành một mặt phẳng ngang.

•           Bước 3: Cong các ngón tay vào trong để chúng chạm vào lòng bàn tay.

Lưu ý:

 Thực hiện theo thứ tự

 Mỗi động tác giữ nguyên trong vòng 3 giây

 Lặp đi lặp lại và tăng dần số lần thực hiện để nâng cao hiệu quả.

 Thực hiện 5-10 lần  và lặp lại 2-3 đợt/ngày. Số ngày thực hiện mỗi tuần sẽ tăng dần theo sức chịu đựng.

 Người bệnh nên làm nóng bàn tay khoảng 15 phút trước khi thực hiện bài tập này. Và sau khi hoàn tất, người bệnh nên chườm lạnh lên bàn tay 20 phút để tránh bị viêm.

 

Trượt dây thần kinh giữa

Các bước thực hiện bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay (Trượt dây thần kinh giữa) đơn giản như sau:

•           Bước 1: Nâng bàn tay của bạn và siết chặt nó để ngón tay cái nằm ngoài các ngón tay khác của bạn.

•           Bước 2: Mở rộng các ngón tay và giữ ngón tay cái sát với bàn tay của bạn.

•           Bước 3: Giữ các ngón tay thẳng và mở rộng cổ tay (uốn cong bàn tay trên ngược về hướng cẳng tay).

•           Bước 4: Giữ nguyên các ngón tay và cổ tay, mở rộng ngón tay cái ra ngoài.

•           Bước 5: Giữ vị trí các ngón tay, cổ tay và ngón cái để xoay hướng lòng bàn tay lên trên.

•           Bước 6: Giữ nguyên các ngón tay và dùng tay còn lại để kéo nhẹ ngón tay cái của bạn ra.

•           Bước 7: Giữ yên tư thế này trong khoảng từ 3-7 giây.

Lưu ý:

 Nên thực hiện 10-15 lần/ngày và mỗi tuần tập từ 6-7 ngày.

 Người bệnh nên làm nóng bàn tay khoảng 15 phút trước khi thực hiện bài tập này. Và sau khi hoàn tất, người bệnh nên chườm lạnh lên bàn tay 20 phút để tránh bị viêm.

 

 

Lợi ích của các bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay

Các bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay, nếu thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể giúp:

•           Ngăn ngừa sẹo thần kinh sau phẫu thuật: Các bài tập cải thiện phạm vi chuyển động có khả năng giúp chữa lành các chấn thương ở cổ tay, chẳng hạn như cổ tay bị gãy cần phẫu thuật hoặc sau khi mổ ống cổ tay.

•           Nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị khác: Khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thay đổi hoạt động, nẹp cổ tay hoặc tiêm corticosteroid, tập thể dục có thể giúp làm giảm một số triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay gặp vấn đề liên quan đến các bài tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay, bạn hãy trao đổi lại với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để được hướng dẫn và kiểm tra cụ thể.

 

6 Địa Chỉ Chữa Đau Dây Thần Kinh Tọa Tốt Nhất Ở TP.HCM